VLC - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu! - Xem ngay

  • Được hỗ trợ bởi Dịch
Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo

VLC là một tổ chức hoạt động chuyên sâu tư vấn trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và Đầu tư, sẽ đại diện thay mặt cho các chủ sở hữu nhãn hiệu xin bảo hộ quyền nhãn hiệu trước cơ quan Nhà nước thẩm quyền chính. Với tầm quan trong của việc bảo hộ nhãn hiệu VLC trân trọng gửi đến quý khách dịch vụ đăng ký nhãn hiệu đảm bảo hỗ trợ đăng ký nhanh nhất với chi phí thấp nhất

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN 
NHÃN HIỆU/ THƯƠNG HIỆU/ LOGO

 

1. BẢNG GIÁ PHÍ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU/ THƯƠNG HIỆU/ LOGO

STTCÔNG VIỆCPHÍ
1 Lệ phí nộp đơn, xét nghiệm đơn, công bố đơn nhóm 011.000.000
2 Phí dịch vụ VLC nhóm 011.500.000
Tổng phí dịch vụ và lệ phí (Chưa VAT)2.500.000

- Phí dịch vụ: Phí trên áp dụng cho NH đăng ký 01 nhóm mõi nhóm có tối đa 06 sản phẩm/ dịch vụ

2. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ 

STTTÊN GIẤY TỜSỐ LƯỢNGQUY CÁCH
1  - Nếu đăng ký cho công ty/hộ kinh doanh: Giấy phép kinh doanh. 
- Nếu đăng ký cho cá nhân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/passport.
1Bản sao y không quá 3 tháng
2 - Hình ảnh nhãn hiệu/ thương hiệu (logo) cần đăng ký1Gửi qua mail theo đ/c : luatsu@vlcvn.com
Hoặc gửi qua zalo :
0918 01 22 55

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN

STTTIẾN ĐỘ CÔNG VIỆCTHỜI GIAN
1 Thực hiện hồ sơ khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ2 ngày
2 Thời gian chấp nhận hình thức đơn30 ngày
3 Thời gian cấp văn bằng16-18 tháng

*Lưu ý: - Thời hạn hiệu lực của văn bằng nhãn hiệu là 10 năm
=> Trước khi đăng ký, Quý khách hãy gửi đến VLC hình ảnh nhãn hiệu/thương hiệu và ngành nghề cần đăng ký, VLC sẽ dựa vào quy định của pháp luật và kinh nghiệm của chuyên gia để giúp Quý khách kiểm tra tính trùng lắp, tính hợp pháp của nhãn hiệu/thương hiệu từ đó đưa ra ý kiến tối ưu nhất bằng văn bản (hoàn toàn Miễn phí).

 
4. NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU

- Tên thương hiệu (Brand name) là yếu tố đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự tồn tại của thương hiệu. Mọi thành công trong việc xây dựng thương hiệu đều có liên quan mật thiết đến tên thương hiệu. Chính vì thế đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất trước mỗi sự ra đời của một thương hiệu.
- Đi kèm với thương hiệu là quyền bảo hộ thương hiệu đó của doanh nghiệp, chính vì vậy việc đăng ký bảo hộ thương hiệu (logo) là hết sức cần thiết. Nó là cơ sở để tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình, thông qua đó sẽ xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
- Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có được một tên thương hiệu tuyệt vời:
 A. Ngắn gọn
* Thật vậy, bạn hãy để ý xem hầu hết những cái tên dễ nhớ, dễ liên tưởng đến đều ngắn gọn. Trong thời buổi vi tính hóa, tốc độ công nghiệp hóa, cuộc sống hiện đại thì yếu tố ngắn gọn của các ngôn từ càng phát huy tác dụng cao. Tuy nhiên, nó còn bị ràng buộc bởi tính phù hợp và tính logic trong ngôn ngữ học. Bạn có từng phải gặp khó khăn khi gõ tên miền của một trang web? Tất nhiên là có và thậm chí là thường hay bị sai lỗi chính tả nữa.
* Một vài điển hình của tên ngắn gọn: Tide, Nike, Rolex, Gap, MTV, Tata… Một số tên dài như: Morgan Stanley, PricewaterhouseCoopers, Bausch & Lomb…

B. Đơn giản
* Yếu tố đơn giản cũng gần nghĩa với ngắn gọn. Tuy nhiên, một điểm khác ở đây là các chuyên gia muốn nhấn mạnh đến việc sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Latin. Bởi ngày nay thế giới không còn ranh giới trong việc truyền tải và kiểm soát thông tin. Việc phát triển mạng Internet càng làm cho mọi người gần nhau hơn và sự hiểu biết theo đó cũng phát triển phong phú hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng bảng chữ cái Latin càng trở nên phổ biến hơn. Cũng theo ý kiến các chuyên gia, tên của những thương hiệu mang tính đơn giản bao gồm khoảng sáu ký tự trở lại.
* Một vài ví dụ nhãn hiệu có tên đơn giản như: Nissan, Toyota, IBM, Coca-Cola… Một vài cái tên khá phức tạp như: Mississippi, Heineken, Boeringer Ingelheim…

C. Gợi nhớ
* Đôi khi một cái tên chung chung làm người ta khó hình dung về sản phẩm, dịch vụ hay chức năng chính của công ty. Một vài thương hiệu thành công cũng một phần nhờ tên của nó tạo sự gợi nhớ đến sản phẩm ngay. Tuy nhiên, để làm được việc này thành công thì chúng ta cũng cần biết kết hợp hai yếu tố ngắn gọn và đơn giản, mục tiêu là sao cho đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ. 
* Một vài tên điển hình như: Vinamilk, PlayStation, StarMovie, Fashion TV…

 D. Độc đáo
* Tính độc đáo của thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của ngay chính bản thân chủ sở hữu thương hiệu đó. Giả sử như nhãn hiệu Sony được biến tấu từ tính từ “sonic” trong tiếng Anh nghĩa là “âm thanh”, hàm ý muốn nói Sony như là một chuyên gia về sản xuất thiết bị nghe nhìn. Hay như nhãn hiệu Lexus là từ ghép của “luxury” và “elegance”, nghĩa là “sang trọng” và “lịch lãm”, và kết quả thực tế Lexus là dòng xe cao cấp, sang trọng bậc nhất của Toyota… Với bí quyết “độc đáo” này, các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta tuân thủ theo các bí quyết trước để thành công như đơn giản, ngắn gọn và cũng dễ phát âm nữa.
* Một vài ví dụ điển hình như: Lexus, Xerox, Sony, Kodak…

E. Láy âm
* Chúng ta thường hay để ý thấy rằng, những đứa trẻ tập nói thường phát âm một từ hay chữ nào đều theo hướng đơn giản nhất mà não bộ non trẻ có thể thực hiện. Từ đó mới thấy rằng, sự nhận biết dễ nhất, rõ nhất một từ ngữ nào đó là bằng âm thanh của nó chứ không phải là từ hình dáng của từ ngữ đó. Ứng dụng khám phá này, các chuyên gia thương hiệu cũng khuyên chúng ta thiết kế thương hiệu sao cho về mặt ngữ âm nó tạo sự thuận tiện cho người ta dễ đọc, dễ phát âm và dễ nhớ nữa.
* Một vài thương hiệu điển hình như: BlackBerry, Coca-Cola, Johnson & Johnson, M&M…

F. Đọc được
* Một trong những phương thức làm marketing hiệu quả là phương pháp “truyền miệng”. Thông thường, một nhãn hiệu nào đó được nhiều người biết đến, nhắc đến là do người quen, bạn bè, gia đình truyền miệng cho nhau. Bởi vậy, yếu tố “đọc được” hay dễ đọc của một thương hiệu nào đó có một hiệu ứng rất đặc biệt.
* Một vài thương hiệu điển hình như: Polo, iPod, Subway, Tiger, Samsung… Một vài thương hiệu khó đọc như: Volswagen AG, Maersk…

G. Đánh vần được
* Đôi khi một thương hiệu dễ phát âm, dễ đọc được nhưng chưa chắc dễ đánh vần được. Các chuyên gia về marketing và thương hiệu khuyên chúng ta không nên sử dụng con số, chữ in hoa hay kết hợp vừa in hoa vừa chữ in thường trong một thương hiệu, hoặc có chèn ký hiệu biểu tượng gì đó vào tên thương hiệu… sẽ làm cho nó thêm rắc rối và khó đánh vần. Đặc biệt là trong thời buổi của Internet,  bạn sẽ rất vất vả khi gõ một tên miền có chứa những yếu tố nêu trên. Đó là chưa nói đến việc người ta gởi bưu phẩm hay viết tên thương hiệu đó sao cho đúng và không gây nhầm lẫn hay buồn cười.
* Một vài thương hiệu với sự khó khăn khi viết hay đánh vần như: Huyndai, Daewoo, Boeringer Ingelheim, PricewaterhouseCoopers, Mitsubishi… Một vài thương hiệu dễ đánh vần như: Sony, Poca, BeBe, Spy…

H. Gây sốc
* Rất nhiều trường hợp tên các thương hiệu hay nhãn hàng gây sốc, gây ấn tượng để người ta dễ nhớ, dễ liên tưởng đến. Tuy nhiên, khi đặt tên thương hiệu bạn cũng cần để ý đến ý nghĩa của từ nhằm tránh rắc rối, phiền toái khi xuất ra thị trường thế giới đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Ví dụ như trường hợp hãng thời trang FCUK (French Connection United Kingdom), khi mới ra thị trường đã tạo dấu ấn không mấy tốt vì nó cũng na ná giống với một từ tục tĩu trong tiếng Anh. Tuy nhiên, trường hợp này khá đặc biệt để người ta nhớ đến nó lâu hơn và rất độc đáo này.
* Một vài thương hiệu gây sốc hay ấn tượng như: Yahoo!, Red Bull, Woot, Jockey, Google…

I. Riêng tư
* Chúng ta không lạ lẫm gì với việc nhiều thương hiệu hay nhãn hàng thành công từ tên của người phát minh hay sáng lập ra nó. Thông thường, thương hiệu được lấy từ tên của người đứng đầu tổ chức đó hay của một CEO có công lao to lớn đối với sự thịnh vượng của tổ chức. Tuy nhiên, để thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng hay tồn tại dài lâu thì yêu cầu công tác PR phải cực kỳ tốt, bền bỉ và đầy sự sáng tạo.
* Một vài thương hiệu riêng tư thành công vang dội như: Dell, Ogilvy & Mather, Disney, Lipton, Honda…
Nếu bạn còn cảm thấy khó khăn trong quyết định lựa chọn tên thương hiệu, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp bạn bằng dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp.  Liên hệ với V.L.C ngay hôm nay để được tư vấn về dịch vụ.


5. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN NHÃN HIỆU/ THƯƠNG HIỆU/ LOGO

(*) Khi có nhãn hiệu, thương hiệu, logo quý khách hàng hãy gửi đến VLC, chúng tôi sẽ dựa vào kinh nghiệm chuyên gia và quy định của pháp luật để kiểm tra tính trùng lấp và tính tương tự của nhãn hiệu, từ đó đánh giá khả năng bảo hộ thành công cho khách hàng.
(**) Khi đơn được nộp tại cục SHTT, trên đơn đăng ký sẽ có mộc nhận đơn thể hiện ngày nộp và số đơn đăng ký (ngày ưu tiên của đơn) => kể từ thời gian này những đơn đăng ký sau đó có yếu tố trùng hoặc tương tự đến nhãn hiệu của khách hàng đều sẽ bị từ chối cấp bảo hộ.


6. TẠI SAO CẦN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu tạo nên thương hiệu, chính vì thế để tránh việc nhãn hiệu tâm huyết của khách hàng bị đạo nhái, sao chép nên viếc đăng ký đọc quyền nhãn hiệu tại các cơ quan nhà nước là hết sức cần thiết
- Thương hiệu/ nhãn hiệu sáng tạo và độc đáo sẽ tạo cho sản phẩm/dịch vụ đặc trưng riêng, sẽ dễ tạo nên ấn tượng sâu đối với nhận thức người tiêu dùng.
- Thương hiệu nhãn hiệu độc đáo sẽ góp phần tạo nên một diện mạo khác biệt, mang hơi thở riêng cho sản phẩm/dịch vụ kinh doanh từ đó cũng thu hút đáng kể đến các đối tác trong chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tạo sự khác biệt về mặt thị giác với người tiêu dùng nhưng lại nhất quán trong nhận diện kinh doanh
- Thương hiệu nhãn hiệu chỉnh chu phong cách sẽ tạo tính chuyên nghiêp từ cái nhìn đầu tiên đến với khách hàng
- Nhãn hiệu không chỉ cần có đẹp mà còn phải khẳng định được giá trị của bản thân nó cũng như sự khẳng định niềm tin và uy tín thương hiệu.
=> Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu tạo nên thương hiệu, chính vì thế để tránh việc nhãn hiệu tâm huyết của khách hàng bị đạo nhái, sao chép nên viếc đăng ký đọc quyền nhãn hiệu tại các cơ quan nhà nước là hết sức cần thiết


7. CÁC DỊCH VỤ VLC CUNG CẤP VÀ THỰC HIỆN:

VLC tư vấn và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau:
1. Nhãn hiệu.
- Giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu, tác giả đối với quyền sở hữu trí tuệ
- Thực hiện thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
- Thực hiện thủ tục chuyển giao một phần hoặc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ giống cây trồng
- Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
2. Quyền tác giả, bản quyền, tác quyền
- Giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ
- Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam ra thị trường Quốc tế
- Đăng ký nhãn hiệu/Thương hiệu/Logo cho người nước ngoài, Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
- Gia hạn văn bằng bảo hộ (gia hạn nhãn hiệu)
- Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
- Chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Sửa đổi thông tin trên đơn đăng ký nhãn hiệu
- Sửa đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ)
- Đăng ký độc quyền nhãn hiệu/Thương hiệu/logo
- Thiết kế logo, nhãn hiệu
3. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- Giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu, tác giả đối với quyền sở hữu trí tuệ
- Chuyển nhượng Quyền tác giả
- Đăng ký quyền tác giả bản quyền cho các tác phẩm
4. Giống cây trồng
- Giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu, tác giả đối với quyền sở hữu trí tuệ
- Thay đổi thông tin trên đơn và trên giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- Chuyển nhượng đơn, giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- Đăng ký đọc quyền sáng chế kiểu dáng công nghiệp

 8. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.