VLC - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu! - Xem ngay

  • Được hỗ trợ bởi Dịch
Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (mới)

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (mới)

Công bố chất lượng sản phẩm là tiêu chí bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ–CP, theo đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm hoặc thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sản xuất và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. VLC cam kết cung cấp đến quý khách dịch vụ tư vấn và thực hiện công bố chất lượng sản phẩm chính xác, hiệu quả.

1. Các tư vấn công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (mới) quan trọng của VLC

- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan tới việc công bố sản phẩm.
- Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể công bố sản phẩm.
- Tư vấn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như các tài liệu để xin giấy phép công bố sản phẩm.
- Tư vấn xây dựng tiêu chí kiểm nghiệm, gửi mẫu và nhận kết quả kiểm nghiệm
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước hoặc các vấn đề liên quan khác.

2. Tự công bố

2.1 Các loại thực phẩm Tự công bố

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Thực phẩm bánh, kẹo;
  • Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước giải khát;
  • Thực phẩm bổ sung;
  • Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
  • Nguyên liệu thực phẩm;
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu thực phẩm.

2.2 Hồ sơ

  • Bản tự công bố an toàn sản phẩm;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.3 Quy trình tự công bố sản phẩm

  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.


Lưu ý:

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

3. Đăng ký bản công bố sản phẩm

3.1 Các sản phẩm phải đăng ký bản công bố
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

3.2 Hồ sơ
- Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
+ Bản công bố sản phẩm theo mẫu;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
+ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố .
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

- Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
+ Bản công bố sản phẩm theo mẫu;
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
+ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

3.3 Quy trình
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
  • Trong trường hợp từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

- Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

 
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề xin công bố chất lượng sản phẩm, các chuyên gia của VLC sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

VLC - Chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với
VLC Quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.