VLC - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu! - Xem ngay

  • Được hỗ trợ bởi Dịch
Khái quát về các quy định về giải thể doanh nghiệp (Dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

Khái quát về các quy định về giải thể doanh nghiệp (Dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

KHÁI QUÁT CÁC QUI ĐỊNH VỀ 
GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

    Giải thể doanh nghiệp, đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất, hữu hiệu nhất một khi chủ sở hữu Doanh nghiệp không muốn doanh nghiệp của mình tồn tại nữa.
    Tưởng như mọi thủ tục để giải thể doanh nghiệp đơn giản, dễ dàng. Nhưng không, những yêu cầu về hồ sơ, qui trình giải quyết hồ sơ diễn ra rất phức tạp, phải thông qua nhiều cơ quan chức năng khác nhau, nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí nếu không có kinh nghiệm trong việc soạn thảo hồ sơ; kinh nghiệm xử lý tài sản, hàng tồn, công nợ, bảo hiểm, hải quan,…có thể dẫn đến thiệt hại cho Doanh nghiệp một con số không hề nhỏ.
    Tuy nhiên, việc giải thể có điểm thuận lợi là Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc giải quyết mọi vấn đề theo hướng có lợi cho mình trước khi nộp hồ sơ giải thể.
    Vậy, việc chủ động giải thể doanh nghiệp như thế nào là tốt nhất?
    Hãy hợp tác với Công ty VLC, chúng tôi sẽ không làm cho khách hàng của mình phải thất vọng về tính hiệu quả trong vần đề này: Nhanh, gọn, an toàn, chu đáo và ít tốn kém!

I. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp bao gồm:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

II. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi:
- Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

III. TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
 


1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp:
a. Chủ thể thông qua quyết định:
- Việc thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty (nếu là công ty TNHH một thành viên); của Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần); của hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên); của các thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh).
b. Nội dung quyết định giải thể doanh nghiệp phải có:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của Doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp.

2. Tổ chức thanh lý tài sản:
- Chủ Doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản Doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3. Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong Doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp.
- Trường hợp Doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Thông báo tình trạng Doanh nghiệp:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng Doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

5. Thanh toán các khoản nợ của Doanh nghiệp:
Các khoản nợ của Doanh nghiệp phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác;
- Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ Doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

6. Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh:
- Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của Doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ Doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của Doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp.

IV. HỒ SƠ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
1. Hồ sơ hành chính:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản Doanh nghiệp (nếu có);


- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất - nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan (nếu Doanh nghiệp có hoạt động xuất - nhập khẩu);
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. 

2. Hồ sơ kê khai quyết toán thuế và báo cáo tài chính:
Kể từ thời điểm nộp thông báo giải thể doanh nghiệp, chậm nhất ngày thứ 45 Doanh nghiệp phải nộp thêm cho cơ quan Thuế các hồ sơ sau:
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể hoặc văn bản cam kết chưa sử dụng và chưa phát hành hóa đơn. 
- Báo cáo quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp và các phụ lục liên quan đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể.
- Báo cáo thuế Thu nhập cá nhân (phần đơn vị trả thu nhập) đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể.
- Nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động.

V. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG
 


VI. CÁC HOẠT ĐỘNG BỊ CẤM KỂ TỪ KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ
 Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm Doanh nghiệp, người quản lý Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản;
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của Doanh nghiệp;
- Ký kết hợp đồng mới (trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp);
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.…

 

 

Từ khóa: Dich vu giai the cong ty, dịch vụ giải thể công ty, dich vu giai the doanh nghiep, dịch vụ giải thể doanh nghiệp, dich vu giai the cong ty tphcm, dịch vụ giải thể công ty tp.hcm, ho so giai the cong ty, hồ sơ giải thể công ty
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.