VLC - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu! - Xem ngay

  • Được hỗ trợ bởi Dịch
Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài

Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó mới có thể thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động. Để xin được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quý khách hàng vui lòng liên hệ VLC để được tư vấn trực tiếp và thực hiện tận nơi.

VLC đã từng thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài và hỗ trợ, tư vấn các giải pháp tối ưu để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp trong hàng loạt các dự án đầu tư quy mô vừa và lớn. Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư vốn nước ngoài của VLC đảm bảo nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả.

1. Các tư vấn quan trọng của VLC

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, công ty có vốn nước ngoài.
- Tư vấn, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn cũng như phân tích các tác động tích cực của rủi ro trong từng dự án đối với nhà đầu tư.
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn
- Tư vấn các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép đầu tư, tư vấn lựa chọn các phương án thực hiện đầu tư hiệu quả.
- Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
- Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết, đại diện khách hàng nộp và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền.

2. Các bước thực hiện

Các bướcNội dung thực hiện
1Đăng ký chủ trương đầu tư
2Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3Thành lập doanh nghiệp
4Khắc dấu của doanh nghiệp

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội

Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Thủ tướng chính phủ

- Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  • Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
  • Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;
  • Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;
  • Sản xuất thuốc lá điếu;
  • Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;
  • Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

- Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
- Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thầm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
- Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Lưu ý: đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì không cần thực hiện bước này

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau:

  •  Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Bước 3:  Thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có);
- Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Bước 04: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vốn nước ngoài, các chuyên gia của VLC sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

Mời quý khách xem thêm:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài
Nước ngoài mua cổ phần, góp vốn vào công ty Việt Nam.

So sánh hai phương án đầu tư

 

VLC - Chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với VLC Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài trước Bài sau